Cây Nhàu – tên khoa học là Morinda citrifolia L, thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Cây cao chừng 6 – 8 m, thân nhẵn, màu lục hoặc nâu nhạt. 

Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, nhọn ở đầu; mặt trên xanh lục bóng, mặt dưới nhạt.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đối diện với lá thành đầu tròn, dài 2 –  4 cm, hoa màu trắng sau vàng nhạt.

Quả hình trứng, xù xì, non màu xanh nhạt, dài chừng 5 – 6 cm; chín có màu trắng hoặc hồng; mùi nồng và cay. Ruột quả có một lớp cơm mềm ăn được, chính giữa có một nhân cứng

Mùa hoa: tháng 11 – 2, mùa quả: tháng 3 – 5.

Bộ phận dùng: Rễ, quả, lá và vỏ cây.

1. Thành phần dược chất Cây Nhàu

Vỏ rễ nhàu chứa thành phần moridon, acid rubicloric, alizarin α – methyl ether và một số dẫn chất của hợp chất anthraquinon. Lá nhàu chứa iridoidglycosid. Quả nhàu có chất damnacanthal, tinh dầu, rutin, acid asperulosid, nhiều nguyên tố vi lượng, trong đó có selen.

2. Tác dụng của Cây Nhàu trong đông y

Nhàu từ lâu đã được coi là một vị thuốc quý giúp:

  • Hạ huyết áp 
  • Nhuận tràng nhẹ và lâu dài 
  • Lợi tiểu nhẹ 
  • Làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm 
  • Loại bỏ độc tố: Tăng khả năng hấp thụ, tiêu hóa, sử dụng vitamin, thảo dược và khoáng chất. Có khả năng chống oxy hóa cao giúp ngăn chặn sự hủy hoại những gốc tự do.
  •  Giảm đau: Chữa những cơn đau trong cơ thể như đau lưng, cổ, đau cơ, thần kinh. Những cơn đau như căng thẳng, đau nửa đầu.
  • Hỗ trợ hệ miễn dịch: Kích thích việc sản xuất những tế bào T – tế bào đóng vai trò miễn dịch.
  • Chống viêm: Có tác dụng trong việc chữa các bệnh liên quan đến cơ và khớp như bệnh viêm khớp, hội chứng nhức xương cổ tay. Giảm đau và giảm sưng vết thương với triệu chứng như vết thâm tím, căng da và bỏng. Hiệu quả trong việc chữa trị vết loét, ngừa phát ban.

3. Cây Nhàu chữa bệnh xương khớp.

Bài viết này sẽ trình bày về cách sử dụng nhàu điều trị xương khớp.

Rễ nhàu/quả nhàu non trị đau nhức khớp gối, đau lưng

  • Người ta thường thái rễ nhàu, sao vàng ngâm rượu, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần một thìa canh chữa chứng nhức mỏi, đau lưng, tê bại. Có thể dùng quả nhàu non thái mỏng, sao khô thay thế.
  • Theo Đào Văn Phan, Trần Ngọc Ân, cao nước rễ nhàu có tác dụng tốt đối với viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn 1 và 2. Qua điều trị, kết quả đạt 91.6%, trong đó tốt chiếm 56%, trung bình 35.6%.

Bài thuốc trị chứng đau nhức do bệnh phong thấp

  • Chuẩn bị: Dây đau xương, rễ nhàu, rễ cỏ xước, củ khúc khắc (thổ phục linh) mỗi vị 20g, cam thảo dây 6g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang, chia nước sắc thành 2 – 3 lần uống.

Bài thuốc trị nhức mỏi xương khớp do thay đổi thời tiết

  • Chuẩn bị: Nghệ đen, nghệ vàng, trần bì, tầm gửi cây dâu, thiên niên kiện và quế nhục mỗi vị 20g, đường cát trắng 500g, vòi voi, rễ nhàu mỗi vị 40g, quả ô môi 10g, đỗ trọng 30g, rượu trắng 2 lít.
  • Thực hiện: Đem ngâm với rượu trong vòng 7 ngày sau đó lọc bã. Sử dụng rượu pha với 1 lít nước đường. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần uống 30ml. Áp dụng bài thuốc trong 3 – 5 ngày.

>> Xem thêm: Tại sao trời lạnh càng phải uống nước nhiều

Ngoài ra có thể sử dụng các món ăn từ lá nhàu để chữa đau xương khớp:

Rắn trun xào lá nhàu

Rắn trun làm sạch, lá nhàu 1 nắm, chọn loại lá bánh tẻ, bỏ cuống và cắt thành từng sợi nhỏ. Sau đó cho vào thớt dùng chai thủy tinh lăn mạnh cho thịt rắn và lá nhàu hòa quyện vào nhau. Đồng thời, khi dùng chai thủy tinh lăn như vậy giúp cho thịt rắn mềm ra rất nhiều.

Sau khi phi tỏi chín, cho phần thịt rắn và lá nhàu vào chảo, đến khi có mùi thơm thì cho thêm gia vị vào. Không đun kĩ quá vì lá nhàu rất dễ bị đắng, có thể ăn kèm với phồng tôm để giảm vị đắng.

Cá diêu hồng với lá nhàu trị đau lưng

Chuẩn bị: lá nhàu non: 3 lá, cá diêu hồng, hành lá, ớt và tỏi.

Thực hiện: đầu tiên cho tỏi vào chảo, phi vàng lên sau đó cho cá diêu hồng làm sạch vào. Lá nhàu thì đem rửa sạch cắt nhỏ rồi cho vào nồi, sau đó đun nóng cá và lá nhàu lên và có thể dùng được ngay ( chú ý ngon hơn khi ăn nóng nhé).

Ếch om lá nhàu

Chuẩn bị: ếch, lá nhàu, nước cốt dừa, sả, ớt….

Làm ếch thật sạch, sau đó bạn cần ngâm ếch với gia vị để trong vòng 20 phút cho đến 30 phút.

Lá nhàu rửa sạch thái nhỏ, xào thịt ếch đầu tiên trước khi cho lá nhàu vào. Sau đó, cho lá nhàu vào chế biến cùng đun khoảng 1 phút, thì bạn cho thêm nước cốt dừa vào và nước lọc sao cho lấp đầy thịt ếch. Cuối cùng, bạn cần hầm khoảng 20 phút là có thể mang món ăn này ra thưởng thức rồi.

4. Uống nhiều lá nhàu có tốt không?

Nhàu tươi và nước ép từ trái nhàu không chứa độc nên bạn có thể sử dụng với liều lượng lớn. Uống nước ép nhàu thường xuyên kích thích cơ thể tiết ra endorphin – một hoạt chất giúp thư giãn não bộ, tạo cảm giác tích cực, giảm căng thẳng, stress và điều hòa huyết áp.

Nếu dùng với liều cao, nước ép từ quả nhàu còn có tác dụng cai nghiện ma túy, thuốc và rượu. Tuy nhiên để được hướng dẫn cách cai nghiện cụ thể, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.

Hiện tại chưa có ghi nhận về các tác dụng phụ khi sử dụng quả nhàu và nước ép nhàu với liều lượng cao. Tuy nhiên theo các chuyên gia khuyến cáo, bạn chỉ nên sử dụng với liều lượng như sau:

  • Người trẻ và người có thể trạng khỏe mạnh: Dùng 30ml/ ngày.
  • Người đang bị chấn thương hoặc mới thực hiện phẫu thuật: Dùng 180 – 240ml/ ngày. Trong ngày đầu tiên, sau đó duy trì 90 – 120ml/ ngày.
  • Người cao tuổi muốn bồi bổ sức khỏe nên dùng 60ml/ ngày, chia thành 2 lần uống (sáng và chiều tối).
  • Người sử dụng nước ép nhàu để chữa bệnh, dùng 160ml/ ngày trong tháng đầu tiên. Sau đó điều chỉnh liều lượng tùy theo mức độ đáp ứng.
  • Người mắc các bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường và ung thư, sử dụng 180 – 240ml/ ngày.
  • Các trường hợp mắc bệnh đe dọa trực tiếp đến tính mạnh, sử dụng 480 – 600ml/ ngày.

>> Tham khảo bài viết: Cây nhà lá vườn trị xương khớp

5. Những kiêng kỵ khi sử dụng lá Nhàu

  • Không dùng dược liệu cho người có huyết áp thấp.
  • Nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu đang sử dụng thuốc hạ áp.
  • Nhàu có tác dụng thông kinh hoạt huyết nên không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai.
  • Thận trọng khi dùng bài thuốc và nước ép nhàu cho bệnh nhân bị viêm thận.

Cây nhàu là vị thuốc có nhiều công dụng hữu ích. Tuy nhiên bạn cần tránh tình trạng phụ thuộc vào dược liệu này trong quá trình điều trị. Với những bệnh lý nghiêm trọng như ung thư, tiểu đường, cao huyết áp, cần phối hợp thảo dược thiên nhiên với các biện pháp chuyên sâu để đạt được kết quả tối ưu nhất.

Y Dược 5T-P tự hào là đơn vị đem lại giải pháp tối ưu cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Phương pháp điều trị bảo tồn không tiêm-không phẫu thuật. “5TP=CAMX” – Là phát minh đột phá về phương pháp chữa bệnh 5 trong 1.

》Mọi câu hỏi tư vấn xin liên hệ:

Nhà nghiên cứu PP chữa bệnh 5TP= CAMX  & sáng chế thiết bị y tế chữa bệnh thoát vị.

Mr Công: 0983328548

Địa chỉ:Số NNL2-10, Ngõ 242, đường Vạn Phúc, quận Hà Đông, tp Hà Nội.

https://m.youtube.com/channel/UCHVYM01lsNWmLGTNiF0xYUg

>> Bài viết liên quan: Thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá đáng lo ngại