Thoát vị đĩa đệm thường xuất hiện ở độ tuổi từ 30-60, có các triệu chứng gây đau nhức kéo dài, tê bì tay chân, nặng hơn có thể dẫn đến tàn phế. Hiện nay, thực tế bệnh thoái hoá & thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hoá.
Có rất nhiều người trẻ chỉ 20-25 tuổi đã có dấu hiệu của bệnh, tình trạng này đến từ những hoạt động thiếu khoa học, vận động sai tư thế trong sinh hoạt hàng ngày, tai nạn lao động, thừa cân béo phì, tai nạn giao thông hay chấn thương thể thao…
Mục lục nội dung
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy bên trong đĩa đệm cột sống bị thoát ra khỏi vị trí ban đầu trong vòng sợi, chèn ép các rễ dây thần kinh hay chèn ép vào ống sốn gây đau.
Những bất thường này có liên quan đến một hoặc nhiều đĩa đệm cột sống của người bệnh. Hai vị trí thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Bệnh thoát vị đĩa đệm được Mr.Công tại Trung tâm Y Dược 5TP chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Diễn ra những cơn đau cấp do bị viêm, thoái hoá, giãn dây chằng, co cơ, căng cơ…
Giai đoạn 2: Bao gồm tất cả những nguyên nhân giai đoạn 1 và kèm theo thoát vị đĩa đệm. Nhân nhầy đã làm rách 1/3 hoặc ½ hoặc có thể là rách hoàn toàn bao xơ, nhân nhầy lồi phồng gây chèn ép đĩa đệm.
Giai đoạn 3: Nhân nhầy trôi ra khỏi vị trí và rơi ra từng mảnh gây viêm, chèn ép trực tiếp lên dây thần kinh lên 2 bên cột sống lưng và tuỷ sống. Đây là giai đoạn bệnh nặng và rất nặng có thể teo cơ, liệt, mất cân bằng cơ thể…
Làm việc vận động quá sức hoặc sai tư thế: Tư thế mang vác vật nặng, ngồi làm việc sai tư thế hoặc làm việc quá sức liên tục dài ngày gây ra những chấn thương đối với cột sống.
Do chấn thương: Trong quá trình lao động, làm việc, chơi thể thao, tai nạn giao thông… làm thay đổi cấu trúc cột sống.
Do quá trình lão hoá tự nhiên: Tuổi càng cao cột sống không còn mềm mại,
Cân nặng: Những người bị thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên đĩa đệm. Vì vậy, đối tượng dư cân nặng có tỉ lệ mắc bệnh cao gấp 12 lần so với người bình thường.
Nghề nghiệp: Đối với những người lao động nặng, thường xuyên bê vác, gập người, xách nặng, điều khiển otô xe máy thường xuyên, đường dài… có nguy cơ mắc bệnh cao.
– Người cao tuổi: Những người cao tuổi thường bị thoát vị đĩa đệm do quá trình lão hoá xương, sụn, khớp và các chức năng của cơ thể.
– Người lao động phổ thông, làm việc nặng thường xuyên.
– Người có thói quen sinh hoạt thiếu khoa học: Những người thường xuyên ngồi nhiều, vận động sai tư thế lặp đi lặp lại, ít vận động… khiến cột sống chịu nhiều áp lực.
– Nhóm người thừa cân béo phì.
– Người mắc các bệnh lý đái tháo đường, viêm đa khớp dạng thấp, gút…
– Những người thường xuyên làm việc quá lâu trong một tư thế như công nhân, thợ may, tài xế, người làm việc văn phòng…
Người bệnh thoát vị có những biêủ hiện khác nhau tùy vào vị trí thoát vị ở cột sống cổ hoặc thắt lưng. Trong đó đau lưng và tê bì tay chân là hai triệu chứng điển hình nhất.
Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống tại vùng lưng (các cột sống lưng được ký hiệu bằng chữ L), người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau đột ngột, liên tục hoặc dữ dội, đau buốt từng cơn, co rút ở vùng thắt lưng.
Thời điểm bệnh đã trở nặng, cơn đau không chỉ dừng lại ở vùng thắt lưng mà sự chèn ép còn gây đau lan rộng xuống vùng mông, hông, đùi, gây cảm giác tê bì bàn chân.
Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng lâu dần có thể khiến người bệnh không khom lưng cúi người xuống được, không thể ưỡn người ra sau; chân tay yếu dần đi, mất cảm giác khó khăn khi cầm nắm đồ vật; khả năng vận động bị hạn chế. Ngoài ra, người mắc bệnh thoát vệ cũng có khả năng bị vẹo về một bên không thể đứng thẳng. Trường hợp đau nặng, bệnh nhân phải nằm bất động một bên khi ngủ cho đỡ đau.
Mất kiểm soát cơ thể xảy ra khi phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị thoát vị, đẩy ra bên ngoài và chèn ép lên dây thần kinh, khiến người bệnh không thể tự chủ việc tiểu tiện, đại tiện và có những dấu hiệu rối loạn cảm giác, thậm chí là bị teo cơ, bại liệt…
Dấu hiệu ban đầu khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là những cơn đau ở 1 hay 2 đốt sống cổ hoặc đau dọc cả vùng gáy.
Thoát vị đĩa đệm cổ có thể làm giảm lực tay, tay cử động chậm, khó cử động… Ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt như cầm, nắm, mang vác hay mặc quần áo.
Do bị ép rễ thần kinh nên các cơn đau sẽ lan rộng ra từ bả vai đến tay, gây tê dọc theo phần cánh tay, bàn tay, thậm chí là đau lan lên hốc mắt hoặc sau đầu. Do đó, người bệnh có thể bị đau đầu, chóng mặt.
Các cử động tại cổ và cánh tay bị hạn chế, khó đưa tay ra phía sau lưng hoặc giơ tay lên cao. Theo thời gian, người bệnh có thể bị tê liệt vùng cổ và tay.
Không chỉ gây khó khăn trong lao động và sinh hoạt hàng ngày. Những tác hại của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống có thể ảnh hưởng trực tiếp, khiến người bệnh bị liệt và tàn phế suốt đời nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, người bệnh còn phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:
– Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng khiến khớp xương ở vùng cột sống bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, làm cho cho dây thần kinh ở vùng thắt lưng bị chèn ép dẫn đến hiện tượng rối loạn đại – tiểu tiện.
– Vùng cột sống là nơi có nhiều dây thần kinh chạy dọc. Do đó, khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh.
– người bệnh mất khả năng lao động, sinh hoạt khó khăn do teo cơ, tê liệt chân tay
– Rối loạn cảm giác, không tự chủ, điều khiển được hoạt động cơ thể.
Chuẩn đoán lâm sàng được sử dụng trong giai đoạn đau cấp hoặc chèn ép rễ thần kinh. Với những biểu hiện như:
– Đau lưng dài ngày, vài tuần không dứt hoặc tái đi tái lại nhiều lần trong một khoảng thời gian.
– Những cơn đau lan rộng vùng hông, chân, vai gáy hay cánh tay.
– Đau khi hắt hơi, di chuyển.
– Thay đổi thứ phát: ứ đọng tĩnh mạch, phù nề các mô xung quanh.
– Chụp X-Quang
Xác định vị trí, tình trạng thoát vị đĩa đệm và các tổn thương cột sống như: lệch, vẹo, mất đường cong cột sống, trượt đốt sống, khuyết eo…
– Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Phương pháp chụp cộng hưởng từ được xem là hiện đại, khả năng chuẩn đoán chính xác. Giúp xác định hình thái, tính chất, vị trí, số tần thoát vị đĩa đệm.
– Chụp bao rễ thần kinh
Được áp dụng trong những trường hợp nghi người bị thoát vị đĩa đệm cột sống nhưng không chụp cộng hưởng từ (MRI) được.
– Chụp cắt lớp vi tính
Đối với tình trạng thoái hoá, vôi hoá dây chằng sau, dây chằng vàng thì sử dụng chụp cắt lớp vi tính giúp xác định mức độ thoát vị.
Để trả lời câu hỏi này Y Dược 5TP xin được chia bệnh ra 3 giai đoạn để phân tích và trả lời cho quý anh chị dễ hiểu:
Giai đoạn 1: Diễn ra những cơn đau cấp do bị viêm, thoái hoá, giãn dây chằng, co cơ, căng cơ… Ở giai đoạn này mọi người có thể khỏi bệnh hoàn toàn nếu điều chỉnh lao động, tập luyện thể dục đúng. Bổ sung dinh dưỡng chất, chủ yếu làm khí huyết lưu thông, có thể tự chữa lành.
Giai đoạn 2: Bao gồm tất cả những nguyên nhân giai đoạn 1 và kèm theo thoát vị đĩa đệm. Nhân nhầy đã làm rách 1/3 hoặc ½ hoặc có thể là rách hoàn toàn bao xơ. Nhân nhầy lồi phồng gây chèn ép đĩa đệm. Ở giai đoạn này chúng ta vẫn có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu áp dụng đúng phương pháp 5TP=CAMX.
Giai đoạn 3: Nhân nhầy trôi ra khỏi vị trí và rơi ra từng mảnh gây viêm, chèn ép trực tiếp lên dây thần kinh lên 2 bên cột sống lưng và tuỷ sống. Đây là giai đoạn bệnh nặng và rất nặng có thể teo cơ, liệt, mất cân bằng cơ thể… Ở giai đoạn 3 cần kết hợp các phương pháp khẳng định có thể khỏi bệnh 70-80%.
> Xem thêm: Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm mới nhất
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm tuỳ vào tình trạng bệnh mà các phương pháp sẽ được bác sĩ chỉ định. Cùng tìm hiểu qua từng phương pháp ngay sau đây:
Phương pháp bảo tồn là một trong những phương pháp được áp dụng điều trị phổ biến. Mang lại hiệu quả cao cho người bệnh, không phải chịu bất kỳ phương pháp xâm lấn nào, không tiêm, không phẫu thuật.
Điều trị bảo tồn theo phác đồ 5TP=CAMX là sự sự kết hợp giữa 5 phương pháp để chữa 1 bệnh trong cùng 1 thời điểm. Giải quyết 5 vấn đề gây ra bệnh, cũng chính là 5 nguyên nhân để khỏi bệnh. Đó là: Sự cân bằng vật lý (cân bằng đường cong sinh lý, cân bằng vận động, tập luyện); Cơ khoẻ dẻo dai, chống lại sự co cứng; Giảm áp lực đĩa đệm, giảm tình trạng chèn ép, phồng, lồi, rách bao xơ; Mạch máu lưu thông, cung cấp đủ dinh dương, khoáng chất và Oxy; Cung cấp đủ dưỡng chất giúp hệ xương chắc khoẻ.
Phác đồ được áp dụng tại trung tâm nghiên cứu phương pháp chữa bệnh thoát vị đĩa đệm và sáng chế thiết bị y tế 5TP. Từng là người bệnh với gần 10 năm kinh nghiệm trong việc tìm hiểu giải phẫu cơ thể. Y Dược 5TP tự hào là đơn vị đem lại giải pháp tối ưu cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm.
>> Giới thiệu phương pháp 5TP=CAM
Với những triệu chứng đau, thường người bệnh sẽ tìm đến những bài thuốc đông y hoặc các loại thuốc tây y. Các bài thuốc đông y được đánh giá là an toàn, lành tính, nhưng hiệu quả thì chưa cao. Hầu hết những loại thuốc tây y đều có tác dụng kháng viêm, giảm đau để cải thiện các cơn đau trong thời gian ngắn.
Đây chỉ là phương pháp điều trị tạm thời. Nếu lạm dụng trong thời gian dài có thể xảy ra những tác dụng không mong muốn.
Phương pháp tiêm ngoài màng cứng, tác động vào nơi chữa rễ thần kinh, với mục đích phong bế tín hiệu đau, chống viêm nhanh. Do không báo tín hiệu gây đau nên người bệnh sẽ không còn phải chịu cảm giác đau đớn. Vì vậy, tiêm Corticosteroid không có tác dụng chữa tận gốc. Sau thời gian vài tháng hết thuốc người bệnh lại có những cơn đau tái lại như trước.
Phương pháp vật lý trị liệu giúp giảm đau, cải thiện chức năng vận động bằng các biện pháp xoa bóp, masage trị liệu, sử dụng thiết bị hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm tác động cột sống, trị liệu thần kinh… Kiên trì điều trị trong thời gian dài liên tục. Giảm áp lực đĩa đệm, tăng cường sự dẻo dai của cơ thể.
Đi cùng với những phương pháp trị liệu, người bệnh kết hợp dùng thuốc và tập luyện thể dục, sẽ giảm được những khó chịu bởi những cơn đau nhức do thoát vị gây ra.
Điều trị bằng phương pháp châm cứu cũng được nhiều người áp dụng. Dùng kim châm cứu tác động đến huyệt đạo và lưu thông khí huyết bị tắc nghẽn. Cổ nhân có câu “thông thì bất thống – thống thì bất thông” nghĩa là mạch máu lưu thông thì không đau. Tuy nhiên, châm cứu cũng chỉ xoa dịu triệu chứng. Giảm đau nhờ khí lưu thông, không chữa hoàn toàn nguyên nhân bệnh.
Phương pháp được sử dụng đối với những người đau cấp tính. Dùng xung điện ức chế dây dẫn truyền thần kinh trung ương, giảm các cơn đau, cơn co thắt nhanh chóng.
Phương pháp phẫu thuật đĩa đệm được lựa chọn khi người bệnh điều trị bằng vật lý trị liệu hoặc phương pháp bảo tồn và nhiều phương pháp khác nhưng không khỏi. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm gồm mổ hở, vi phẫu, phẫu thuật hợp nhất cột sống, mổ nội soi, tiêu hủy nhân nhầy bằng men chymopapain… Tuy nhiên, phẫu thuật có thể gặp nhiều rủi ro và biến chứng nguy hiểm.
– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân
– Hạn chế ngồi hoặc nằm nhiều, bởi ngồi hoặc nằm liên tục trong 1 thời gian các nhóm cơ và khớp không được hoạt động gây ra co cứng, tê bì. Ngồi lâu khiến áp lực cột sống gia tăng nhiều hơn.
– Ngưng làm việc nặng, hạn chế mang vác kể cả việc bế em bé.
– Tránh những môn thể thao vận động mạnh như đá bóng, bóng rổ, chơi golf… Vì những tư thế vặn người, hoặc co chân mạnh sẽ làm gia tăng áp lực lên tấm sụn cùng, giãn dây chằng khiến người bệnh đau đớn.
– Thận trọng khi thay đổi tư thế, bởi khi thay đổi tư thế quá nhanh cột sống và cơ thể chưa cân bằng được trạng thái sẽ sinh ra những sai lệch gây đau nhiều hơn.
– Tránh ngồi sai, vận động sai tư thế sẽ càng làm cho bệnh trở nên nặng hơn.
– Tập luyện thể dục thể thao điều độ, nhằm tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp. Điều hoà khí huyết ổn định.
– Duy trì chỉ số cân nặng cơ thể ở mức hợp lý.
– Không mang, khuân vác đồ vật quá nặng, không làm gắng sức trong thời gian dài để bảo vệ cột sống.
– Cần thường xuyên vận động, thay đổi tư thế khi làm việc, tránh giữ một tư thế quá lâu giúp giảm áp lực cho cột sống. Nếu thấy lưng bị đau thì cần nghỉ ngơi, thư giãn, vận động, xoa dịu các khớp lưng, cổ, thắt lưng, hông.
– Xây dựng chế độ làm việc và ăn uống khoa học. Bổ sung canxi, vitamin D cùng các chất dinh dưỡng giúp nuôi khớp khỏe mạnh.
– Không hút thuốc và sử dụng các chất kích thích, hạn chế rượu bia.
– Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Đến ngay cơ sở y tế khi có các triệu chứng đau bất thường, nhức phần thắt lưng, tê vùng mông, đùi, chân, đi tiểu khó hoặc tay chân đột ngột yếu đi…
Bệnh thoát vị đĩa đệm nếu không được hỗ trợ điều trị sớm thì rất khó để có thể trở lại như ban đầu, thậm chí là nguy cơ khiến người bệnh phải sống chung, đau nhức khi thời tiết thay đổi, hoặc có thể còn dẫn đến khả năng gây tàn phế cao.
Đỉa chỉ: L02-10 Ngõ 242 Đường Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội (Google Maps: 5TP=CAMX)
Website: www.yduoc5tp.com – Fb: 5TP-Điều trị thoát vị bảo tồn
Youtube: 5T-P – Điều trị Thoát Vị Bằng Phương Pháp Bảo Tồn
Liên hệ để được tư vấn ngay hôm nay:
SĐT: 098 332 8548 (Mr.Công) – Tư vấn thiết bị: 082 484 8338 (Ms Thương)
> Xem thêm: Chữa thoát vị đĩa đệm an toàn hiệu quả